Xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành

VHO- Hội đồng Lưu tộc Việt Nam trong thời gian qua đã kết nối và tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa như phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử" năm 2022 tại Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, tạo tiếng vang lớn. Một số việc hiện nay đang tiếp tục như xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh thành; có hình thức vinh danh Thái sư Lưu Cơ tại Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội...

Xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành - Anh 1

Ngày 14.5, tại Hà Nội, Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Lưu tộc Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2023 – 2028). Nhân dịp này, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: Kỷ niệm 10 năm thành lập Lưu tộc Việt Nam (2013-2023); tôn vinh, tưởng niệm Tướng quân Lưu Cơ – là 1 trong tứ trụ đã phò tá Đinh Bộ Lĩnh bình định 12 sứ quân (trong đó có Lý Lãng Công tại Thuận Thành, Bắc Ninh) lập nên Nhà nước tập quyền độc lập, tự chủ đầu tiên của nước ta; tọa đàm lấy ý kiến xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; có hình thức vinh danh Thái sư Lưu Cơ tại Hoàng thành Thăng Long...

Xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành - Anh 2

Đại hội đại biểu Lưu tộc Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2023 – 2028)

Qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đã kết nối được hơn 500 chi họ Lưu ở khắp các tỉnh, thành phố. Cùng với đó, chú trọng đến việc nghiên cứu về lịch sử văn hóa, tập trung tu sửa các khu di tích thờ cúng các khai quốc công thần họ Lưu, đẩy mạnh công tác khuyến học, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội…

Sau đại dịch Covid-19, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử" năm 2022 tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, tạo tiếng vang lớn. Hiện nay, đang xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh thành; có hình thức vinh danh Thái sư Lưu Cơ tại Hoàng thành Thăng Long...

Câu lạc bộ Doanh nhân Lưu tộc Việt Nam với sự tham gia của nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã ra mắt vào tháng 10.2022 tại Hà Nội, tạo nền tảng, động lực gắn kết và phát triển cho các doanh nghiệp, tầng lớp bà con họ Lưu đang làm ăn kinh tế phát triển.

Xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành - Anh 3

BCH Hội đồng Lưu tộc Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt

Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam rất chú trọng đến việc nghiên cứu về lịch sử Lưu tộc Việt Nam. Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam hướng mạnh về trợ giúp hoạt động các Hội đồng Lưu Tộc địa phương, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Đại hội Lưu tộc lần này nhằm bầu ra Ban lãnh đạo mới và đề ra chiến lược với mục tiêu tiếp tục "Hướng về cội nguồn", bắt tay công cuộc "Kiến tạo tương lai" một cách toàn diện, nhằm củng cố và phát triển khối Đại đoàn kết họ Lưu Việt Nam. Hội đồng Lưu tộc Việt Nam tiếp tục công tác nghiên cứu về lịch sử Lưu tộc Việt Nam, về các danh nhân Lưu tộc xuất chúng. Trước mắt, tổ chức Hội thảo khoa học về Thái uý Lưu Khánh Đàm và các danh nhân họ Lưu được thờ tại Lưu Xá (Thái Bình) và về Tể tướng phủ Chúa, Thượng thư Tiến sĩ Lưu Đình Chất tại Đông Khê (Thanh Hoá)...

Xúc tiến việc xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành - Anh 4

GS. TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại Đại hội

Phát biểu tại đại hội, GS. TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định vai trò lịch sử của dòng họ Lưu đối với quốc gia dân tộc, nhấn mạnh: “Dòng họ Lưu đã có những công thần ghi danh vào lịch sử của dân tộc. Đó là cụ Lưu Cơ đã có công lớn trong sự kiện lịch sử Đức thái tổ Lý Công Uẩn dời đô và tiến về thành Thăng Long. Thứ hai, cụ Lưu Khánh Đàm, người có mối liên hệ với nhân vật lịch sử là Lý Nhân Tông, là 1 trong 3 nhân vật được thờ tại Văn Miếu - người lập ra Quốc Tử Giám, nhìn ra việc tuyển chọn nhân tài, tổ chức khoa thi đầu tiên, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Thứ ba là cụ Lưu Nhân Chú, một trong những người tham gia Hội thề Lũng Nhai, là người đã đề xuất và trực tiếp chỉ huy trận đánh Liễu Thăng, tạo nên điểm nhấn lịch sử”.

“Khi nghiên cứu lịch sử các dòng họ, chúng ta tìm ra những đóng góp chung và những nét đặc sắc, tạo nên những điểm nhấn lịch sử, nó sẽ tạo nên dòng chảy truyền thống… Với dòng họ Lưu, truyền thống ấy đã được gìn giữ, phát huy đến ngày hôm nay”, GS. TSKH Vũ Minh Giang khẳng định.

YẾN ANH

Ý kiến bạn đọc