Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Nguy cơ quá tải tàu điện ngầm tại Olympic 2020

Thứ Hai 26/11/2018 | 09:10 GMT+7

VHO- Để đối phó với nguy cơ hệ thống tàu điện ngầm có thể bị tê liệt khi diễn ra Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 (diễn ra từ ngày 24.7 đến ngày 9.8 năm 2020), chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu triển khai các phương án ngay từ bây giờ.

 

Dự đoán các chuyến tàu của Tokyo sẽ đối mặt với tình trạng quá tải, thậm chí dẫn đến tê liệt tại Olympic 2020 Ảnh: AFP

 20 triệu người sử dụng mỗi ngày

Từ lâu, hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo đã nổi tiếng với tính hiệu quả và đúng giờ. Mỗi ngày tại thành phố này, có gần 20 triệu người sử dụng phương tiện giao thông công cộng như một giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng để di chuyển. Tuy nhiên, với việc đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic 2020, dự đoán các chuyến tàu của Tokyo sẽ đối mặt với tình trạng quá tải, thậm chí dẫn đến tê liệt.

Giáo sư Azuma Taguchi thuộc Đại học Chuo của Tokyo, đã sử dụng một mô hình toán học để dự đoán lượng hành khách một ngày của các chuyến tàu tại Tokyo trong kỳ Thế vận hội, cho thấy sẽ có khoảng 1,3 triệu khán giả, cùng 8 triệu hành khách thường xuyên khác, sẽ làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm nơi đây. Trước đó, Bộ Đất đai - Cơ sở hạ tầng - Giao thông và Du lịch Nhật Bản cũng cho biết, Olympic Tokyo 2020 có thể thu hút tới 600.000 khách du lịch đặt chân đến thành phố.

“Với lượng hành khách tăng đột biến, hệ thống tàu điện ngầm Tokyo có khả năng sẽ vượt quá sức chứa, gây lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng trong giờ cao điểm”, Giáo sư Azuma Taguchi cũng cho hay. Hiện, một toa tàu điện ngầm cơ bản của Tokyo có sức chứa 143 đến 162 hành khách, theo trang web đường sắt Nhật Bản. Hiện tại, trong điều kiện không lý tưởng, tàu điện ngầm Tokyo có sức trung chuyển 200% so với bình thường. Tuy nhiên, đối với lượng khách đạt mức 300%, hệ thống tàu điện ngầm sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Giáo sư Taguchi cũng cảnh báo, thậm chí, con số hành khách còn có thể tăng lên gấp rưỡi trong kỳ Thế vận hội.

Bên cạnh đó, một số trạm tàu điện ngầm tại Tokyo sẽ đặc biệt đông đúc hơn các trạm khác. Shinjuku được biết đến là ga tàu đông đúc nhất thế giới với 3,5 triệu hành khách mỗi ngày. Nhiều hành khách thường nhật của chuyến tàu tỏ ra vô cùng lo lắng trong việc họ sẽ đi lại như thế nào khi Olympic 2020 chính thức bắt đầu. “Tôi đi làm từ thứ Hai đến thứ Sáu, vì vậy nếu có một sự kiện lớn vào những ngày đó và chuyến tàu trở nên đông đúc hơn bình thường, trường hợp xấu nhất xảy ra chính là tôi có thể không lên nổi tàu”, Sugiyama một hành khách cho biết.

Khuyến khích thay đổi giờ làm

Khi tổ chức Thế vận hội Olympic London vào năm 2012, chính quyền thành phố London, Anh và người dân nơi đây cũng từng có mối lo ngại tương tự. Để giải quyết vấn đề này, các công ty tại thành phố đã khuyến khích người lao động hạn chế sử dụng các phương tiện công cộng trong quá trình diễn ra Thế vận hội. Đồng thời, các công ty cũng tỏ ra linh hoạt hơn đối với thời gian làm việc trong thời gian tổ chức Olympic.

Tuy nhiên, trong văn hóa làm việc của người Nhật Bản, nhân viên của các công ty thường có thói quen đi làm vô cùng đúng giờ cùng hệ thống tác phong nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp tỏ ra linh hoạt với nhân viên hơn thường là điều hiếm thấy. Vào tháng 10 năm nay, khi các nhà chức trách phải đóng cửa các chuyến tàu để kiểm tra các mảnh vụn lưu lại sau cơn bão Trami, hàng ngàn hành khách đã bị mắc kẹt tại ga Shinjuku.

Để đối phó với vấn đề này và chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo 2020, chính quyền Tokyo đã đề xuất một kế hoạch có tên “Jisa-Biz”, tạm dịch là “đổi giờ đi lại” với hy vọng sẽ giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Theo đó, kế hoạch khuyến khích các công ty điều chỉnh giờ làm việc của nhân viên và mở văn phòng trực thuộc cách xa các khu vực trọng điểm của kỳ Thế vận hội. Đến nay đã có hơn 840 công ty đã tham gia chương trình, trong đó có công ty viễn thông NTT East.

Kazumi Hasegawa, 42 tuổi, một nhân viên của văn phòng trực thuộc NTT East cho biết, sau khi di chuyển văn phòng đến vị trí thuận lợi hơn, anh đã giảm được 50 phút trong quá trình đi lại của mình. Anh cũng nhận xét, sự thay đổi trong văn hóa công việc là cần thiết để phục vụ cho một kỳ Thế vận hội thành công.

 MAI PHƯƠNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top