Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Xây khu lưu niêm nhà thơ Tố Hữu tại TT- Huế: Đây là mong ước của người dân

Thứ Sáu 14/12/2018 | 10:09 GMT+7

VHo- Sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định về việc xây dựng Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại quê nhà (làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, Quảng Điền) với kinh phí 28 tỉ đồng, nhiều người dân địa phương rất phấn khởi, vui mừng bởi đây là mong ước hàng chục năm qua đã thành hiện thực.

Căn nhà hơn 40 năm của gia đình ông Phương là nơi thờ tự nhà thơ Tố Hữu ở quê nhà đã xuống cấp

 Tuy nhiên, không ít dư luận của cộng đồng mạng lại cho rằng việc triển khai dự án là lãng phí, không thực chất.

Đã kiến nghị nhiều lần

Ngôi nhà hương khói cho nhà thơ Tố Hữu ở làng Tân Xuân Lai chính là nhà của ông Nguyễn Phương (73 tuổi), người gọi ông Tố Hữu bằng chú ruột. Theo ông Phương, ngôi nhà hiện đang thờ tự nhà thơ Tố Hữu đã được xây dựng cách đây hơn 40 năm, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ rất lâu rồi con cháu mong muốn có ngôi nhà thờ riêng cho chú. “Cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tác thơ của chú tôi thì ai cũng biết. Nếu có khu lưu niệm để thờ tự, trưng bày và giới thiệu sự nghiệp thì sẽ có ý nghĩa rất lớn”, ông Phương nói.

Việc xây dựng khu lưu niệm nhà cách mạng Tố Hữu không chỉ là ước muốn của con cháu trong dòng họ mà còn là của nhiều người dân nơi đây. Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND Thừa Thiên Huế, nhiều người dân đã kiến nghị, gửi gắm mong muốn địa phương hỗ trợ để xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Ông Phạm Trai, Hội Cựu tù yêu nước huyện Quảng Điền, bày tỏ là đã nhiều lần cử tri và người dân Quảng Điền kiến nghị đến các cấp về việc xây dựng di tích lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại quê hương của ông nhưng chờ mãi không được triển khai. “Đây là mong muốn không chỉ của những cựu tù yêu nước mà còn của rất nhiều người dân Quảng Điền”, ông Trai nói.

Hiện nay, khu đất để thực hiện dự án đã được cắm mốc, chuẩn bị triển khai. Trong đó có phần đất vườn của chính gia đình ông Nguyễn Phương và đất một số gia đình khác. Bà Nguyễn Thị Chất, một người dân ở làng Tân Xuân Lai đang buôn bán tạp hóa cạnh mảnh đất chuẩn bị xây khu lưu niệm, thông tin: “Tôi nghe nói là quầy tạp hóa của tôi sẽ phải dọn đi nơi khác để dành đất làm bãi đỗ xe cho khu lưu niệm. Công việc sẽ có chút xáo trộn nhưng chúng tôi vẫn rất vui vì mong ước có khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu trên chính quê hương đã thành hiện thực.

 Ông Nguyễn Phương, cháu gọi nhà thơ Tố Hữu bằng chú ruột chỉ về hướng mảnh đất sẽ triển khai xây dựng khu lưu niệm

Việc triển khai dự án sẽ có sự giám sát của cộng đồng

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định phê duyệt dự án Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, với kinh phí dự kiến 28 tỉ đồng. Nguồn kinh phí được huy động từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác. Công trình với mục đích phục hồi và tôn tạo Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu nhằm tri ân những đóng góp của ông cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước, góp phần giáo dục truyền thống và tạo điểm tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sau khi có thông tin này, cộng đồng mạng đã có những quan điểm trái chiều, cho rằng việc xây dựng khu lưu niệm là lãng phí đối với một vùng quê nghèo như huyện Quảng Điền. Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, có biết thông tin dư luận trên mạng xã hội nói về Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Và theo ông Đức, những quan điểm đó rất phiến diện. Theo ông Đức, tại xã Quảng Thọ có hai nhà cách mạng nổi tiếng là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và nhà thơ Tố Hữu. Khu lưu niệm Đại tướng đã được xây dựng khang trang từ nhiều năm nay, trong khi đó khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu vẫn chưa thực hiện được. Cách đây hơn 10 năm, huyện đã từng đề xuất xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu nhưng không được duyệt. Qua nhiều lần kiến nghị, mới đây tỉnh phê duyệt dự án. Đây là công trình cần thiết để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước.

“Quy mô của dự án là vừa phải chứ không quá lớn. Diện tích đất để triển khai khu lưu niệm có một phần là đất của con cháu trong dòng họ nhà thơ. Quá trình thực hiện dự án sẽ có nhiều cơ quan, cộng đồng cùng giám sát, kiểm định nhằm tránh xảy ra việc tiêu cực”, ông Đức khẳng định. 

 SƠN THÙY

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top