Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Nhất thời nên mờ nhạt

Thứ Tư 19/12/2018 | 14:14 GMT+7

VHO- Khởi nghiệp kinh doanh đã trở thành một trong những xu thế phát triển mạnh ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả thực tế thu được lại khá mờ nhạt. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại có liên quan đến chất lượng của hệ thống giáo dục… 

 Một mô hình khởi nghiệp của thanh niên

 Đó là thực tế được chỉ ra tại Hội thảo quốc tế “Khởi tạo doanh nghiệp cho sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM”, do trường ĐH Sài Gòn phối hợp cùng Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức vào hôm qua 18.12.
Sinh viên chỉ được truyền cảm hứng nhất thời
Theo ThS Trẩm Bích Lộc, trường ĐH Sài Gòn, kể từ khi Chính phủ lựa chọn năm 2016 làm năm “Quốc gia khởi nghiệp”, làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển cực kỳ mạnh mẽ, tuy nhiên điều này không làm nên một cộng đồng khởi nghiệp vững mạnh và có sức bứt phá. Bên cạnh đó, mặc dù rất nhiều quyết định đã được phê duyệt nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trí thức trẻ (học sinh, sinh viên) nhưng kết quả cũng chưa thực sự khả quan. “Các buổi hội thảo ở nhiều cấp độ khác nhau hoặc các buổi tư vấn và giao lưu giữa chuyên gia và sinh viên đã được tổ chức để bàn về vấn đề khởi nghiệp; rất nhiều cuộc thi dành cho sinh viên; một số trường đưa khởi nghiệp trở thành môn học tự chọn hoặc bắt buộc trong chương trình học, mở mã ngành mới chuyên đào tạo khởi nghiệp... Song, có thể thấy hầu hết những hoạt động này đều chưa mang lại hiệu quả cao, sinh viên được truyền cảm hứng nhưng đó chỉ là cảm xúc nhất thời, các dự án khởi nghiệp phần lớn vẫn nằm trên giấy chứ khó đưa vào thực tế”, ThS Trẩm Bích Lộc nói. 
Bà Đặng Thị Kiều Chinh, trường ĐH Sài Gòn nói rằng, sinh viên Việt Nam thường tốt nghiệp với kiến thức lý thuyết mạnh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn và những kỹ năng. Trường ĐH nên thay đổi phương pháp giảng dạy cho học phần khởi nghiệp, và một phương pháp khả thi có thể áp dụng là dạy học theo dự án, phương án sẽ giúp sinh viên áp dụng kiến thức được học để tạo nên một sản phẩm thực tế và học hỏi được nhiều từ quá trình thực hành đó. 
Sự hợp tác còn “chắp vá”
Nói về vai trò của mối liên kết giữa doanh nghiệp và các trường ĐH, CĐ trong việc xây dựng môi trường hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên, ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, trên thực tế, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã được hình thành và thúc đẩy trong khoảng 10 năm trở lại. Tuy nhiên, sự hợp tác trong lĩnh vực khởi nghiệp, đặc biệt là đào tạo khởi nghiệp, triển khai khá thưa thớt, thiếu sự đồng bộ, nhất quán và còn mang tính ngắn hạn. Bên cạnh đó, bản thân sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn mang tính “chắp vá” về cả về phương thức, thời hạn và nội dung. Các báo cáo nghiên cứu cho thấy, trong số hơn 400 doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với trường ĐH, chỉ có 47 trường hợp xem các trường là “đối tác lâu dài” và “đối tác chiến lược” của doanh nghiệp. Trong khi hầu hết các hợp tác xuất phát từ nhu cầu trước mắt, kế hoạch ngắn hạn của doanh nghiệp chứ không phải từ kế hoạch chiến lược dài hạn, mức độ hợp tác chủ yếu là ở “sự hiểu biết phát triển ban đầu” và là các “hợp tác ngắn hạn”.
Theo các chuyên gia, sự hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp còn ở mức độ thấp, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đưa sinh viên đến thực tập hoặc doanh nghiệp cấp học bổng cho sinh viên trường, hỗ trợ trường mua thiết bị… Điều này khiến cho những dự án của sinh viên chưa mang tính thực nghiệm cao; thay vì hợp tác ở mức độ sâu hơn như: tuyển các nhà khoa học từ trường ĐH vào làm tại doanh nghiệp theo thời hạn; doanh nghiệp tham gia hội đồng tư vấn chuyên môn trong trường ĐH; khai thác giá trị thương mại từ các nghiên cứu theo hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường thành lập các công ty để đầu tư nghiên cứu, sản xuất thử; trường xây dựng trung tâm ươm tạo doanh nghiệp... Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được nhiều trường chú trọng, dẫn đến các giảng viên hầu như chỉ tập trung vào giảng dạy chứ chưa có nhiều động lực trong nghiên cứu, điều này dẫn đến việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cũng bị xem nhẹ.
Một chuyên gia cho hay, bài học từ Israel, Mỹ và Phần Lan đều cho thấy nguồn vốn khởi nghiệp hầu hết được Chính phủ hỗ trợ, và Chính phủ sẽ thu hồi được nguồn vốn đầu tư của mình thông qua lợi nhuận thu về từ chính dự án đã bỏ vốn. Để làm được điều này, đòi hỏi Nhà nước cần có cơ quan giám định các dự án khởi nghiệp, thiết lập các vườn ươm doanh nghiệp, không gian làm việc chung… để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu hoạt động. Khi các mô hình đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định, thì đó mới là lúc các trường ĐH phải tự huy động một phần nguồn vốn để hỗ trợ việc khởi nghiệp cho sinh viên của mình. 

THÙY TRANG
 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top