Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Dung tục và tội ác

Thứ Hai 04/03/2019 | 09:30 GMT+7

VHO- 1.Văn Hoá số này có bài viết về trò chơi Thử thách cùng Momo trên YouTube. Không thể tưởng tượng được một trò chơi mang danh giáo dục trẻ em, gắn mác "xem trong gia đình" nhưng chứa đầy nội dung phản cảm khi đưa ra những "lời khuyên" khiến những đứa trẻ ngây ngô tự làm đau chính mình, cũng như kích động những hành vi bạo lực.

Thử thách cùng Momo nói cho cùng chỉ là một trò bịp bợm - một câu chuyện gây sốc được lèo lái bởi một hình ảnh đáng sợ cùng nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về sự an toàn của trẻ em khi tham gia mạng Internet

 Không chỉ các bậc phụ huynh ở Việt Nam mà trước đó, các bậc phụ huynh trên thế giới cũng đã thực sự sốc khi xem những clip quái dị này trên YouTube. Bài viết của biên tập viên Keza McDonald trên The Guardian cho biết: Ngoài Momo, YouTube còn nhiều điều đáng sợ hơn. Thực tế trên YouTube Kids, đã có nhiều video với những “lời khuyên, hướng dẫn” tự tử được ghép vào những bộ phim hoạt hình ngây ngô như một kiểu đùa giỡn ác ý - chúng chỉ không có sự hiện diện của Momo mà thôi. Các bậc phụ huynh đã phát hiện ra chúng trước đó; bác sĩ nhi khoa người Mỹ Free Hess đã ghi lại và nghiên cứu một đoạn video như vậy trên pedimom.com. Và đó mới chỉ là phần nổi của cả một tảng băng trôi chứa bên trong những nội dung không phù hợp trên nền tảng video của Google, ngay cả khi đó là phiên bản được cho là đã có tinh chỉnh phù hợp với trẻ em.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tờ báo có uy tín trên quốc tế đã kết luận: Hệ thống này sinh ra để kiếm tiền và views, không phải để giáo dục trẻ em!

Có nhiều cách thức kiếm tiền, nhưng dùng trẻ em để trục lợi, kiếm tiền như trên YouTube thì không thể tha thứ, chấp nhận được.

2. Thời gian gần đây cũng trên YouTube, Facebook liên tục xuất hiện các clip ngắn xoay quanh việc phỏng vấn “chớp nhoáng” các bạn trẻ về những chủ đề dung tục. Để thu hút người xem, người phỏng vấn thường nhắm đến đối tượng được phỏng vấn là những học sinh, sinh viên nữ có ngoại hình ưa nhìn. Các câu hỏi được đưa ra trong các clip này là: “Bạn... lần đầu tiên lúc mấy tuổi?”, “Theo bạn, mỗi tháng... bao nhiêu lần thì vừa?”, “Bạn thường xem phim XX ở đâu?”..., thậm chí có những phỏng vấn dung tục hơn cùng với những lời bình khiếm nhã.

Điều đáng nói không chỉ một vài clip mà nó đang trở thành một trào lưu, trò tiêu khiển, khẳng định “chất” của người quay. Và cũng như trò chơi Thử thách cùng Momo nói trên, nhiều clip được đầu tư, thực hiện một cách chỉn chu với mục đích đem lại lợi nhuận bằng vật chất cụ thể. Đó là các clip được đăng lên YouTube với mục đích kiếm lợi nhuận từ nguồn thu quảng cáo.

Như các chuyên gia đã trao đổi với Văn Hoá trong số báo này, đã đến lúc gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa; đồng thời cũng cần có những biện pháp mạnh tay, đồng bộ đối với những nội dung dung tục, bệnh hoạn đang lan truyền trên YouTube đang đầu độc, thậm chí gây tội ác với con em chúng ta hằng ngày. 

PHAN THANH NAM

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top