Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

TP.HCM và ĐBSCL chưa tạo nên thương hiệu du lịch vùng có bản sắc riêng

Thứ Tư 04/09/2019 | 19:32 GMT+7

VHO - Đó là nhận định của hầu hết các đại biểu tại Hội thảo “Kết nối phát triển sản phẩm du lịch” - hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn liên kết du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2019 diễn ra chiều 4.9, tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC). Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo các sở VHTTDL, Sở Du lịch TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL, các chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 

Bình quân 1 năm mỗi người dân trong vùng chỉ đón khoảng 2,8 lượt khách
Tại Hội thảo, các ý kiến đều khẳng định việc cần thiết phải hợp tác, kết nối du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ, coi đây là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy ngành du lịch phía Nam nói riêng và du lịch Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Theo đó, việc tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM với các địa phương trong khu vực ĐBSCL nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch liên vùng; phát huy tiềm năng du lịch của các địa phương; hình thành các chương trình du lịch đặc trưng kết nối các tuyến, điểm du lịch và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch của ĐBSCL đến các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại TP.HCM và ngược lại. Bên cạnh đó, việc kết nối giữa các địa phương sẽ thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch; triển khai những phương hướng hợp tác, tạo cơ hội liên kết phát triển cho doanh nghiệp du lịch của TP.HCM với các doanh nghiệp du lịch tại các tỉnh, thành ĐBSCL.

 

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của lãnh đạo ngành du lịch các địa phương

Thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM cho biết, năm 2018, du lịch TP.HCM và vùng ĐBSCL có sự tăng trưởng mạnh mẽ với 10,9 triệu lượt khách quốc tế và 66,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Riêng khu vực ĐBSCL đã thu hút được 40,7 triệu lượt khách, trong đó có 37,3 triệu lượt khách du lịch nội địa và 3,4 triệu lượt du khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch của vùng đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2017. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 42 điểm du lịch tiêu biểu, 12 điểm du lịch đang xây dựng, khoảng 53.000 khách sạn, trong đó có 15% khách sạn 3 sao trở lên, đặc biệt lực lượng lao động trong vùng đạt 77.000 người. Có thể nói đây là những con số khá ấn tượng, thể hiện sự nỗ lực và thay đổi từng ngày diện mạo ngành du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn còn có sự chênh lệch giữa các địa phương. Nếu tính chung dân số của 14 địa phương khoảng 27,5 triệu người thì bình quân một năm mỗi người dân trong vùng chỉ đón khoảng 2,8 lượt khách, trong đó chỉ có 0,39 lượt khách quốc tế. Con số vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của cả vùng. 

Khách du lịch nước ngoài tham quan một cơ sở sản xuất kẹo dừa tại ĐBSCL

Loay hoay xác định bản sắc riêng của từng điểm đến
Theo đánh giá, sự gắn kết của TP.HCM với ĐBSCL nhiều năm qua vẫn chưa thực sự tạo nên một thương hiệu du lịch vùng có bản sắc riêng, đặc biệt là chưa thực sự hình thành được những chuỗi sản phẩm du lịch kết nối được lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, cũng như công tác quảng bá, xúc tiến còn rời rạc, thiếu tính thuyết phục vì vẫn còn loay hoay xác định bản sắc riêng của từng điểm đến. Đây là những việc có thể thực hiện tốt hơn trong sự chủ động của các cơ quan quản lý ngành và doanh nghiệp. Vậy nên, TP.HCM và ĐBSCL cần có sự kết nối toàn diện hơn, cụ thể hơn và có thời hạn cho từng mục tiêu, kế hoạch. 

Nhiều giải pháp bàn những hướng đi mới, trong đó tập trung việc cần xây dựng một bản sắc du lịch vùng rõ nét hơn

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến thảo luận tập trung bàn những hướng đi mới, hình thành những tour, tuyến mới với những điểm đến và chuỗi sản phẩm qua nhiều địa phương, nhưng đặt ra vấn đề tìm và tạo được sự khác biệt, và xây dựng một bản sắc du lịch vùng rõ nét hơn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông trong du lịch, việc quy hoạch cần bắt kịp du hướng phát triển,… 

Ngoài việc tổ chức hội thảo với sự gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành du lịch của TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL, với các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp,... Ban tổ chức cho biết, vào ngày mai 5.9, lãnh đạo 14 địa phương sẽ có hội nghị bàn thảo sâu hơn nhằm đưa ra những định hướng về những nội dung sẽ liên kết phát triển du lịch trong thời gian tới. Đồng thời lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh, thành cũng sẽ ký kết Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch và trao biểu trưng đăng cai tổ chức Diễn đàn kết nối du lịch lần 2 năm 2021. Theo đó, Diễn đàn kết nối du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL sẽ được tổ chức luân phiên ở 14 tỉnh, thành. Diễn đàn lần sau sẽ báo cáo kết quả thực hiện sau diễn đàn lần trước, tiếp tục thảo luận, đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển. 

THÙY TRANG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top