Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Cần hướng đến ngành in "xanh"

Thứ Sáu 20/09/2019 | 10:57 GMT+7

VHO- Sản phẩm của ngành in xuất hiện thường xuyên trong hầu hết các hoạt động hằng ngày của đời sống xã hội, tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới vô cùng lớn… Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành in cần định hướng để có chiến lược hướng đến hoạt động sản xuất "xanh", sử dụng nguồn vật liệu thân thiện với môi trường.

 Cần định hướng cho ngành in hoạt động thân thiện với môi trường Ảnh: H.T

 Nhận định trên được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo bàn giải pháp ngành in đang thực hiện để giảm tải ảnh hưởng đến môi trường do Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM tổ chức ngày 19.9.

Nguy cơ từ chất thải

Theo TS Nguyễn Long Giang, Khoa In và Truyền thông (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), hiện có ba vấn đề chính mà các doanh nghiệp hoạt động sản xuất in ấn cần quan tâm đến để giảm thiểu sự tác động đến môi trường, đó là khí thải gây ô nhiễm không khí, việc xử lý nguyên liệu vật liệu nguy hiểm, quản lý chất thải và sử dụng năng lượng. Trong đó, các nguyên vật liệu cần kiểm soát và xử lý chủ yếu là chất thải từ hóa chất hiện phim hoặc hiện bản và chất thải dung môi, bởi mức độ độc hại của các chất thải này gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người lao động trực tiếp tham gia sản xuất in ấn. Đây còn là những chất thải khá độc hại khi tiếp xúc với sông suối, nước ngầm và càng độc hại khi nhiễm vào nguồn nước và đất đai trồng trọt. Do đó, việc quản lý chất thải trong ngành in nên thực hiện theo hướng tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy các nguyên vật liệu sản xuất trong in ấn để không gây lãng phí, nhất là tránh lãng phí giấy, bởi việc lãng phí giấy trong in ấn có thể dẫn đến gia tăng nạn phá rừng. Nghiêm trọng hơn, giấy phế thải nếu không được tái sử dụng, mang đi chôn lấp nhưng không được xử lý đúng cách sẽ phân hủy và tạo ra khí metan, gây độc hại gấp 25 lần so với khí CO2, TS Giang nhấn mạnh.

Nhiều thách thức

Theo ông Phạm Tuấn Vũ, PhóCục trưởng Cục Xuất bản, In vàPhát hành (BộTT&TT), TP.HCM hiện làtrung tâm in lớn của cả nước với tổng sản lượng in của TP.HCM chiếm 65%, trong hai năm qua doanh thu ngành in bình quân đạt khoảng 2 tỉ USD, nếu tính luôn cảbao bìvàkhối sản xuất in FDI thìtổng doanh thu in bao bìcủa TP.HCM đạt khoảng 4 tỉ USD. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển ngành in tại TP.HCM nói riêng vàcảnước nói chung là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động in ấn cũng đối mặt không ít thách thức, nhất là trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ông Ngô Anh Tuấn, Chủ tịch Hội In TP.HCM cho biết, hiện tình trạng doanh nghiệp sử dụng công nghệ truyền thống là in offset vẫn còn khá phổ biến hiện nay, chiếm tỉ trọng khá lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành in như xuất bản phẩm, báo chí, thương mại, bao bì và nhãn hàng… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe người lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Để phát triển bền vững, từng doanh nghiệp phải chủ động cải tiến công nghệ, sử dụng nguồn vật liệu thân thiện môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tổng thể, giảm thiểu phế phẩm trong sản xuất in ấn.

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 cũng như hội nhập quốc tế, ngành in trong nước không thiếu cơ hội tiếp cận những công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Theo đó, doanh nghiệp cần phải chủ động và mạnh dạn đầu tư các ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Sắp tới Sở TT&TT sẽ phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND TP.HCM có chính sách mới đối với ngành in nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản và in ấn.

Dịp này, TP.HCM cũng tổ chức Triển lãm ngành In và EMA Vietnam 2019 (điện, máy móc thiết bị công nghiệp và tự động hóa) thu hút hơn 200 gian hàng đến từ 150 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia trưng bày các vật liệu công nghệ ngành điện, cơ khí, thiết bị tựđộng hóa, máy móc và thiết bị in kỹ thuật số, nhãn mác và bao bì, in lụa, dệt may, da giày… cùng các vật liệu trong ngành in báo và tạp chí. Qua đó, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia giới thiệu trưng bày các sản phẩm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư… Đồng thời, chia sẻứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, thiết bị in tiên tiến như công nghệ Led UV, công nghệ xử lý nước thải hiệu quả cho các nhà in đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường. 

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top