Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Giáo dục STEAM: Chìa khóa đào tạo nhân lực trong tương lai

Thứ Hai 23/09/2019 | 15:16 GMT+7

VHO- Sáng nay 23.9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng STEAM trong giáo dục. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã tới dự diễn đàn.

Diễn đàn đã thu hút gần 200 khách mời là đại diện Bộ GD&ĐT, Đại sứ quán Đan Mạch, các chuyên gia STEAM trong nước và quốc tế cùng với đó là giáo viên và học sinh đến từ nhiều trường học. Các đại biểu tham dự đã có cuộc thảo luận sôi nổi nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện phương pháp STEAM trong giáo dục Việt Nam.

Các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong giáo dục STEAM

Phát biểu tại diễn đàn, ngài Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam chia sẻ: “Nền kinh tế của thế kỷ XXI sẽ yêu cầu lực lượng lao động tinh thông trong các công việc có liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Jean Piaget, nhà tâm lý học giáo dục người Thụy Sĩ đã từng nói “Mục tiêu cuối cùng của giáo dục không phải là gia tăng khối lượng kiến thức mà là tạo ra các cơ hội cho một đứa trẻ phát minh và khám phá, là để tạo ra những con người có khả năng làm những việc mới họ chưa từng làm”. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này và tin rằng việc áp dụng STEAM là một khoản đầu tư tốt cho các trường vì thông qua STEAM, học sinh không những thu nhận kiến thức mà còn được dạy các kỹ năng mà những người thuê lao động sẽ yêu cầu. Tôi hy vọng rằng kiến thức, kinh nghiệm cũng như những bài học rút ra trong quá trình thực hiện STEAM được các chuyên gia trong nước, quốc tế chia sẻ sẽ góp phần thúc đẩy áp dụng STEAM cũng như hỗ trợ việc thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới tại Việt Nam”.

Theo bà Safina Vohra, giáo viên ngành tâm lý A Level, phụ trách nghiên cứu LEGO tại các trường cao đẳng, đại học tại Vương Quốc Anh chia sẻ: “Ưu thế của STEAM là thay vì nói với học sinh hãy vẽ một chiếc máy bay, chúng tôi sẽ cung cấp công cụ cho các em để các em chủ động tạo ra những mô hình, tự hiểu được nguyên lý và rút ra được kết luận cho riêng mình. Bên cạnh đó, không chỉ các em học sinh mà chính chúng tôi cũng phải học để tìm tòi, khám phá trong quá trình giảng dạy để từ đó có thể truyền đạt nhiều kiến thức hơn cho các em”.

Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, ngành giáo dục Việt Nam đang nỗ lực đổi mới toàn diện về chất lượng và hiệu quả khi chuyển dần từ một nền giáo dục nặng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Trong đó, STEAM được đánh giá là phương pháp giáo dục hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu về đào tạo của một nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp giáo dục này chưa thật sự phổ biến tại các trường học tại Việt Nam.

Tại diễn đàn, các em học sinh cũng đã được tự mình trải nghiệm những mô hình máy móc đơn giản, các hoạt động mở rộng và các nhiệm vụ giải quyết vấn đề hấp dẫn giúp các em khám phá thiết kế kỹ thuật với lực, cơ cấu và bộ máy phức tạp, qua đó kích thích sự sáng tạo, giảm bớt sự căng thẳng sau mỗi giờ học trên lớp.

Các em học sinh tham gia trải nghiệm

STEAM là phương pháp tiếp cận liên môn trong giáo dục các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán nhằm định hướng các em học sinh bằng các câu hỏi, trao đổi nhóm và tư duy phản biện. Phương pháp này thông qua các trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp các em có được những kỹ năng như cân nhắc rủi ro, giải quyết vấn đề, hợp tác và làm việc sáng tạo. Đây là những kỹ năng cần thiết của những nhà kiến tạo, giáo dục, lãnh đạo và học sinh của thế kỷ XXI.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top