Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Game online – chất độc vô hình

Thứ Tư 17/06/2020 | 11:43 GMT+7

VHO-  Game online không còn đơn thuần là trò chơi giải trí, sự bùng nổ của nó đang gây nên hậu quả khôn lường cho xã hội, nhất là giới trẻ.

Nhiều người ban đầu tìm đến game online với mục đích là để chơi cho vui. Nhưng từ mục đích giải trí ban đầu, game online đã cuốn giới trẻ vào thế giới ảo. Nhiều bạn trẻ chơi game quên ăn, quên ngủ và cũng không biết được mình nghiện game từ khi nào.

Nguyễn Hoàng Ngọc Bích, học sinh Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS) là một ví dụ điển hình. Bích cho biết, kể từ khi nghiện game, cô không còn là chính mình: “Chỉ vì mê game mà mình bỏ gia đình, bỏ đi ước mơ, bỏ cả tương lai của mình. Nếu không sớm nhận ra và không được sự quan tâm của các thầy cô thì bây giờ có thể mình đang sống lang thang ở một nơi nào đó, hoặc chết ở đâu đó rồi”.

Khi trở thành con nghiện game online, nhiều bạn trẻ đang là niềm tin của gia đình bỗng bỏ bê học hành, bỏ nhà bỏ cửa, đốt thời gian vào các cuộc chiến, mối tình ảo trên mạng. Đó là chưa kể, không ít bạn trẻ bỗng chốc trở thành tội phạm khi đưa cách hành xử trong thế giới ảo ra đời thực.

Game online đã cuốn giới trẻ vào thế giới ảo và để lại nhiều hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa: KT)

Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An, Giảng viên bộ môn tâm lý Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, ở Việt Nam, thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến việc chơi game. Điều này cho thấy, game đang gây tác hại không nhỏ đến cộng đồng và đặc biệt giới trẻ. Vì khi chơi game người chơi luôn phải dành thời gian và tâm trí cho game, dẫn đến tình trạng luôn cảm thấy mệt mỏi và không tập trung, không tiếp thu được kiến thức.

Đặc biệt, khi người chơi game nhập tâm vào thế giới ảo thì sẽ từ từ tự tách rời mình khỏi xã hội bên ngoài. Họ luôn cảm thấy thế giới bên ngoài không có gì thú vị. Khi đó, người chơi game online sẽ rơi vào cô đơn, muốn xa lánh với những người xung quanh, dẫn đến bệnh trầm cảm, tâm thần...

“Giới trẻ nghiện game là vì họ mất đi sự kết nối giữa bản thân họ với những người xung quanh, họ không nhận thấy giá trị của mình trong cuộc sống. Từ đó tìm đến các giá trị ảo những cái phần thưởng, những sự hứng thú mà game đem lại”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An cho hay.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Ca, Trưởng Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 175, nguyên nhân giới trẻ nghiện game phần lớn là do gia đình buông lỏng quản lý, chiều con quá mức, sẵn sàng đưa điện thoại thông minh, máy tính bảng để các em không quấy phá và phải nghe lời cha mẹ. Với cách làm như vậy, lâu ngày sẽ tạo cho con thói quen khó bỏ và bị lệ thuộc vào nó lúc nào không hay biết. Đặc biệt, người nghiện game online chịu tác hại rất lớn về tinh thần, giảm trí nhớ, cảm xúc bị biến đổi. Game online cũng là chất độc vô hình.

“Nghiện game của giới trẻ hiện nay đang là trào lưu rất lớn. Vì tỷ lệ những người sử dụng game và công nghệ số hiện rất cao. Đặc biệt, đã có những trường hợp bị rối loạn tâm thân vì chơi game và phải điều trị”, bác sĩ Nguyễn Văn Ca nói.
Việc nghiện game luôn có “bước khởi đầu” và “bước khởi đầu” đó đều từ cách chăm sóc, giáo dục của gia đình. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạng xã hội, smartphone đã làm thay đổi cách chăm sóc con cái của nhiều gia đình. Chúng ta không thể cấm đoán con em chơi game giải trí, nhưng phải kiểm soát hợp lý. Đồng thời, sắp xếp thời gian đưa con đi tham quan, vui chơi các địa điểm với những trò chơi bổ ích phù hợp với từng lứa tuổi; sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lý thích hợp.

VOV.VN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top