Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Lỗ hổng giáo dục pháp luật trong trường học

Thứ Sáu 25/09/2020 | 16:51 GMT+7

VHO- Một nhóm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, giáo viên chủ nhiệm biết nhưng muốn ém nhẹm sự việc... Điều này cho thấy lỗ hổng khá lớn về giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng sống trong trường học, ngay cả đối với giáo viên.

Vừa qua, báo chí thông tin về sự việc một học sinh nữ lớp 9 tại Thanh Hóa bị ép quan hệ nhiều lần với bạn nam cùng lớp là lớp trưởng dẫn đến có thai đã gây bức xúc trong dư luận. Và đau lòng hơn, sự việc này được nhiều người biết đến, gồm một nhóm học sinh cùng lớp đã đến gọi và “canh gác” để lớp trưởng thực hiện, và giáo viên chủ nhiệm đã được gia đình thông báo từ năm lớp 7 về hiện tượng này nhưng không có hành động quyết liệt mà dường như muốn ém nhẹm, giải quyết “nội bộ”. Nói về sự việc, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cho rằng, để “giải mã” trường hợp này còn phải chờ kết quả của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu, có thể thấy vụ việc là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mang tính chất bạo lực, xâm hại giữa học sinh với học sinh.

“Điều này cho thấy các em rất thiếu kiến thức pháp luật nên dẫn đến những hành vi như vậy, không chỉ là hành vi 1 em với 1 em mà có dấu hiệu hành vi có tổ chức, sắp đặt nhiều em cùng tham gia. Vấn đề thứ ba là, mặc dù phía gia đình đã có thông tin đến giáo viên chủ nhiệm nhưng dường như giáo viên chủ nhiệm muốn ém nhẹm vụ việc bằng xử lý nội bộ. Nếu giáo viên có kiến thức pháp luật đầy đủ thì sẽ hiểu đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, phải thông báo với Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng như cơ quan công an hoặc Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111. Đồng thời, kiến thức bảo vệ trẻ em của giáo viên cũng hạn chế dẫn đến hành vi lặp lại và vụ việc lỡ ra. Do đó, trong trường hợp này có trách nhiệm không nhỏ của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, bổ sung kiến thức về bảo vệ trẻ em trong trường học cần phải là mạnh mẽ hơn nữa và bắt đầu từ giáo viên để giáo viên truyền đạt hoặc tác động biện pháp đối tượng học sinh”, Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh.

Một số ý kiến cho rằng, trường hợp này thủ phạm chính là trẻ em, do đó sẽ gây khó khăn trong việc xử lý, răn đe, làm gương cho những đối tượng khác. Nhưng người đứng đầu cơ quan bảo vệ trẻ em khẳng định, theo quy định của Bộ luật hình sự, người đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó nếu thủ phạm đủ 14 tuổi và có hành vi đặc biệt nghiêm trọng như vậy chắc chắn sẽ bị xử lý hình sự về hành vi của mình. Ngay cả với những người bạn cùng lớp đứng canh gác hoặc sắp xếp để thủ phạm phạm tội cũng là vi phạm pháp luật nhưng ở mức độ nhẹ hơn”, ông Nam nói.

Cũng theo ông Đặng Hoa Nam, trong vụ việc này một đối tượng khác cũng đang vô tình hoặc cố tình vi phạm pháp luật là một số phóng viên, cơ quan báo chí vì đã thông tin rất chi tiết về họ, tên bà, nạn nhân, nơi cư trú. Hành vi này là vi phạm nghiêm trọng quy định về bí mật đời sống riêng tư của trẻ .

THẢO LAM

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top