Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Thiếu về số lượng, không đều về chất lượng

Thứ Sáu 24/09/2021 | 09:49 GMT+7

VHO- Thông tin từ Hội thảo chuyên đề đào tạo giáo viên tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây cho thấy, đến năm học 2020-2021, cả nước có trên 1.000 giáo viên tiếng DTTS. Nhìn chung, cả số lượng và trình độ giáo viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo đánh giá chung, phn ln giáo viên dy tiếng dân tc thiu s c ta đu chưa đt chun v đào to

Theo đánh giá sơ bộ, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đã được thực hiện khá tốt. Có được kết quả này là do các địa phương đã quan tâm phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng DTTS. Tuy nhiên, hiện tại giáo viên dạy tiếng DTTS vẫn còn rất thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng. Đến năm học 2020-2021, cả nước có 1.026 giáo viên tiếng DTTS, chiếm 0,2% tổng số giáo viên các cấp học phổ thông. Giáo viên dạy tiếng DTTS có ở cả ba cấp học thuộc bậc học phổ thông, trong đó cấp tiểu học chiếm gần 90% số giáo viên tiếng DTTS trong cả nước.

Đánh giá từ các địa phương cho biết, đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS nhìn chung trình độ còn nhiều hạn chế. Hiện nay chỉ có giáo viên tiếng Khmer được đánh giá là cơ bản đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn tiếng dân tộc theo quy định. Giáo viên tiếng DTTS còn lại đều chưa đạt chuẩn đào tạo. Để nâng cao chất đội ngũ giáo viên tiếng DTTS, các địa phương có giảng dạy tiếng DTTS đã tổ chức các lớp học bổ trợ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo các mô hình khác nhau. Chủ yếu là theo mô hình bồi dưỡng kiến thức trên nền tảng giáo viên cấp tiểu học. Theo đó, giáo viên tiểu học ngoài chuyên môn được đào tạo chính thức sẽ được đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ tiếng DTTS. Các hình thức này chỉ theo hướng bổ sung kiến thức, kỹ năng nên giáo viên được đào tạo không được cấp văn bằng.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học tiếng DTTS là môn học tự chọn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình tiếng DTTS dạy học trong trường phổ thông và biên soạn 8 bộ sách giáo khoa để đưa vào dạy học trong nhà trường. Năm học 2022-2023, sẽ thực hiện dạy tiếng DTTS theo chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS mới. Trên cơ sở quy mô dạy học tiếng DTTS của các địa phương với 8 thứ tiếng là Bahnar, Chăm, Khmer, Êđê, Jrai, Mnông, Mông, Thái cần đáp ứng cho triển khai chương trình tiếng DTTS mới đến năm học 2024-2025 là khoảng gần 4.000 giáo viên, đến năm 2029-2030 là khoảng hơn 9.000 giáo viên.

Theo các trường đại học, để có thể đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng DTTS đạt chuẩn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới thì cần phải có cơ sở đào tạo đạt chuẩn. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên ngôn ngữ, văn hóa DTTS tại các trường đại học đều thiếu. Do đó, đây sẽ là vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới để giúp các trường đại học và các địa phương có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng DTTS. Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng DTTS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, một số Sở GD&ĐT kiến nghị cần phải có quy chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để giảng dạy.

Hiện tại, cả nước có 6 tiếng DTTS được tổ chức dạy học chính thức, đó là: Mông, Êđê, Jrai, Bahnar, Chăm và Khmer tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hằng năm, có khoảng hơn 600 trường với 4.500 lớp học và 110.000 học sinh được học tiếng DTTS, chiếm khoảng 3,9% tổng số học sinh DTTS ở cấp học phổ thông. Bên cạnh 6 tiếng DTTS chính thức được dạy, còn có 7 thứ tiếng DTTS đang triển khai dạy thực nghiệm trong trường phổ thông, gồm: Hoa, Chăm, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Bru Vân Kiều. Quy mô thực hiện 7 tiếng DTTS này ở hàng trăm trường, với hàng chục nghìn học sinh được học. 

 KIỀU GIANG

Print

Video

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top