Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả "hồi hương"

VHO-Những ngày này, làng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) lại trở nên tất bật do người dân bắt đầu thu gom, phục hồi và trồng mới các gốc đào, sẵn sàng cho một mùa Tết Nguyên đán năm sau.

Theo ghi nhận của Văn Hóa, ngay từ sáng sớm ngày 23.2 nhiều chuyến xe của người Nhật Tân đã hối hả vận chuyển các gốc đào trở lại vườn. Dọc con đường nối từ đê Âu Cơ ra tận cuối cánh đồng luôn tấp nập người xe qua lại. Phần lớn đây đều là những gốc đào to, đẹp đã được các nhà vườn nuôi dưỡng lâu năm phục vụ nhu cầu cho thuê đào chơi Tết của người dân Thủ đô. Nhiều nhà vườn chia sẻ, công việc này bắt đầu từ sớm hay muộn tùy theo thời tiết của từng năm, nhưng bận rộn nhất là khoảng thời gian từ mùng 10 tháng Giêng trở đi. 

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Đào Nhật Tân hối hả trở lại vườn

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Nhiều gốc đào to muốn "hồi hương" cần có xe tải 

Gia đình nào ở Nhật Tân cũng đều có một bí quyết riêng cho việc chăm sóc cây đào vốn đã trở thành thương hiệu. Những bí quyết ấy có được từ kinh nghiệm gắn bó lâu dài với loài cây này. Và theo những người trồng đào ở đây, một gốc đào nếu được chăm sóc tốt có thể được quay vòng đến 7-8 năm, thậm chí lâu hơn.

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Gia đình nào ở Nhật Tân cũng đều có một bí quyết riêng cho việc chăm sóc cây đào

Ngay sau khi trở lại vườn, các gốc đào sẽ được cắt tỉa cành dăm rồi trồng lại trong các luống đã chuẩn bị từ trước đó. Đất trồng phải là đất mới, chủ yếu là đất sét pha đất thịt thì cây mới có thể sinh trưởng tốt. Sau một vài ngày cây trồng xuống, cần tưới nước và theo dõi cây hằng ngày, khi có dấu hiệu nảy mầm thì tiến hành ghép mắt. Sang tháng 4-5 sẽ tạo dáng cho cây rồi trông chờ vào dịp Tết Nguyên đán năm sau.

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Không khí tại các nhà vườn ở thời điểm này

Trong các giai đoạn chăm sóc một cây đào, đây được xem công việc quan trọng. Thế nên có những hộ gia đình huy động cả nhà cùng ra vườn, không khí vườn đào Nhật Tân càng thêm đông vui, náo nhiệt.

Tay thoăn thoắt vun đất cho từng gốc đào, anh Chu Văn Chinh người đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề này chia sẻ: “Dịp Tết vừa qua, vườn nhà mình cho thuê gần 100 gốc đào, trung bình giá cho thuê từ 26 Tết tới mùng 10 tháng Giêng khoảng 3,5 triệu đồng/gốc. Có nhiều gốc đã được trồng lâu năm, dáng cây to đẹp, được các công ty ưa chuộng thì giá thuê dao động từ 7 tới 10 triệu đồng. Năm nay do đào nở hoa đúng dịp Tết, nên nhiều gia đình đã gọi điện trả đào từ sớm hơn”.

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Cẩn thận trong từng khâu chăm sóc

“Việc kích rễ cho những gốc đào lâu năm khó hơn nhiều so với trồng một cây đào mới, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm. Khi mới được trồng lại phải luôn giữ gốc đào thật sạch, tránh để cỏ và lá cây lưu lại phần gốc. Như thế đất sẽ “đắng” ảnh hưởng tới sự phát triển của cây đào”, anh Chinh thông tin thêm.

Nhiều năm gần đây bên cạnh việc trồng đào theo lối truyền thống để cắt cành bán dịp Tết, người Nhật Tân đã tự biết nâng giá trị của cây đào, không chỉ phục vụ nhu cầu người chơi mà còn tăng thêm nguồn lợi cho mình. Nhiều dáng đào, thế đào được người Nhật Tân nghiên cứu, kỳ công tạo nên, tôn thêm vẻ đẹp cho loài hoa này, khiến người chơi thích thú. Và để có được những gốc đào lớn cho khả năng sinh trưởng cao, người trồng còn chủ động tìm mua nhiều gốc đào rừng từ các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn...để ghép cành.

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sau Tết, đào Nhật Tân hối hả

Sẵn sàng cho mùa hoa đào tiếp theo

Ông Nguyễn Văn Thành chủ nhà vườn Thành Liên cho biết: “Việc “thuần” những gốc đào được mua về từ các tỉnh phía Bắc cũng rất khó bởi còn phải trồng thử 1-2 năm, mới biết thời gian đào nở kéo dài bao nhiêu ngày và quan trọng nhất là biết nó là giống đảo đỏ hay đào phai để ghép. Việc mua như vậy cũng mang tính may rủi bởi đến tháng 4-5 năm sau mới biết gốc đào của mình mua có phát triển được hay không”.

Việc thu gom, “hồi hương” đào Nhật Tân cũng tạo việc làm cho nhiều người lao động quanh vùng. Trong vòng nửa tháng, họ cần mẫn mang vác, chuyên chở và có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi vụ đào Tết. Trung bình mỗi ngày những người này đi được khoảng từ 4-6 chuyến, mỗi chuyến được chủ vườn trả từ 200.000 đồng – 400.000 đồng (tùy vào quãng đường). Ở Nhật Tân, các chủ vườn đào không thu mua lại những cây đào bỏ đi hoặc đào không có nguồn gốc, nên người chở chỉ cần liên lạc cho những khách đã mua trước đó để hẹn ngày nhận đào.

Người trồng đào Nhật Tân chia sẻ, đây là nghề tương đối vất vả và bận bịu quanh năm, thành quả thu được có phần “may rủi” vì còn trông chờ vào thời tiết. Còn đối với người Hà Nội, cùng với hình ảnh của bánh chưng, đào Nhật Tân trở thành giá trị không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về.

Bài, ảnh: VŨ MỪNG

Ý kiến bạn đọc