Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để kinh tế ban đêm là cơ hội lớn của ngành Du lịch (Bài 2): Không thể khách thức, chủ nhà ngủ

Thứ Tư 16/09/2020 | 10:32 GMT+7

VHO- Tìm được chiến lược phù hợp và sản phẩm đặc trưng là những yếu tố quyết định cho việc phát triển kinh tế ban đêm đúng hướng, hiệu quả.

 Ẩm thực là một trong những sản phẩm đặc thù để phát triển kinh tế ban đêm

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng: “Vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế đêm là vấn đề của toàn cầu và ở Việt Nam nó được khẳng định làmột hướng phát triển ở cấp độ quốc gia chứ không phải là cho riêng địa phương nào. Kinh tế ban đêm phải được coi như một phương thức cạnh tranh màđây làphương thức cạnh tranh quốc tế chứkhông phải phương thức sinh tồn mới, cơi nới thêm nền kinh tế ban ngày”.

Phải có chiến lược đồng bộ và phù hợp

Kinh tế ban đêm đã manh nha phát triển ở một sốđô thị, trung tâm du lịch lớn ở nước ta như: phố Tạ Hiện, chợ đêm Đồng Xuân, phố đi bộ quanh hồ Gươm (Hà Nội), phố Bùi Viện (TP.HCM), chợ đêm Dinh Cậu (Phú Quốc), chợ đêm - chợ âm phủ Đà Lạt, chợ đêm Nha Trang, chợ đêm Vũng Tàu; Hệ thống các quán bar, pub, karaoke, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi 24/24… Tuy nhiên, sản phẩm, dịch vụ về đêm của chúng ta chưa nhiều, còn nghèo nàn, không đủ sức cuốn hút đối với người dân và du khách; Bị giới hạn giờ mở. Dẫn ra trường hợp Đà Nẵng, được chọn để thí điểm kinh tế ban đêm nhưng Đà Nẵng có gì? Khách du lịch chỉ biết tắm biển xong đi ăn. Ăn xong lại đi tắm. 1-2 ngày xong lại “khăn gói” lên đường. Lúc khách du lịch thức thì chủ nhà đi ngủ. Giờ mà khách vẫn đang ngủ (8- 9h sáng) thì chủ nhà dậy từ lâu (4-5h sáng) và tập thể dục, buôn bán sôi nổi. Cứnhư thế thì không làm kinh tế ban đêm, không làm du lịch được. Không cóhoạt động vềđêm, thành phốbuồn hơn rất nhiều, tiền thu được cũng ít hơn rất nhiều.

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: “Phát triển kinh tế ban đêm thực chất như một chiến lược cạnh tranh và phát triển của các đô thịthời đại “hậu công nghiệp”, một giải pháp đột phá cho các đô thị Việt Nam, tận dụng “lợi thế đi sau”. Tuy nhiên, đáng tiếc là đến giờ chúng ta vẫn chưa cónền kinh tế ban đêm trong khi còn córất nhiều dư địa để phát triển. Thời điểm hiện nay, cóthể phát triển kinh tế ban đêm. Tất nhiên việc này chỉ có tính thời điểm để ta tranh thủ được sựđồng thuận, tranh thủđược đột phácủa chính sách, lúc khó khăn thì phải đột phá. Nhưng nhất định cần tính trong dài hạn, chứ không phải chỉ để dành lúc cứu nguy”.

Doanh thu du lịch và mức chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam thấp cónguyên nhân từ khoảng trống khai thác các dịch vụ sau 24h. TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích: “Tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam là rất tốt. Lợi ích của phát triển kinh tế ban đêm cũng không cần bàn cãi, nógắn với những nhu cầu thiết yếu của con người là làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và ngủ. Để khai thác được yếu tốnghỉ ngơi, giải trí dưới góc độphát triển kinh tế kinh doanh liên quan rất nhiều đến tư duy. Bất kể nền kinh tế nào cũng cómặt tích cực và tiêu cực, đối với công ăn việc làm, thu nhập, kinh doanh, sản xuất. Cóthể mang lại lợi ích cho nhóm này nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm khác. Đơn giản như các loại hàng quán kinh tế đêm phát triển cóthể làm người dân ở nơi đómất ngủ. Rồi các vấn đềvệ sinh môi trường, an ninh trật tự cóthể không đảm bảo…”.

Theo TS Võ Trí Thành, cần phải cónhững chính sách phát triển đồng bộtừ trung ương tới địa phương. Quan trọng nhất là phải cóquy hoạch, cho phép vềđịa điểm, thời gian. Đồng thời, phải cónhững chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển, trong một giai đoạn nào đó, ở một sốlĩnh vực nào đómới cóthể phát triển được kinh tế ban đêm. “Với một vấn đềrất mới như thế này, cóthể còn liên quan đến lối sống, trái tim, khối óc, tình cảm của nhiều người, chúng ta cũng cần cónhững bước đi thận trọng. Trong đó, phải cónghiên cứu, đánh giá thực trạng; Cóthí điểm và cólộtrình thực hiện. Ngay cảviệc cómở hay không mở, cho phép hay không cho phép trò chơi cóthưởng ở Việt Nam cũng nên cócái nhìn mới hơn, cởi mở hơn và nên khuyến khích nhưng cũng phải làm các bước như tôi đã nói ở trên, phải rất thận trọng, cố gắng hạn chế tối đa những mặt tiêu cực”, TS Võ Trí Thành nói.

Chọn sản phẩm đặc thù để phát triển?

Theo đại diện các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài, nhu cầu sử dụng dịch vụ, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật về đêm rất lớn. Nhưng kinh tế ban đêm không phải chỉ loanh quanh ở mấy phốđi bộ, mấy chợ đêm bán hàng chất lượng thấp, quán karaoke, vũ trường và hàng quán ăn vặt… mà còn bao gồm hàng loạt dịch vụ như dịch vụ vận tải, thương mại, thậm chí là giao dịch tài chính xuyên quốc gia do đặc thù múi giờ khác nhau giữa các nước. TS Võ Trí Thành cho rằng để kinh tế ban đêm phát triển, cóthể thu hút được nhiều nhà đầu tư, khách du lịch, cần phải chú trọng vào công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hoá, những sản phẩm mang tính sáng tạo như biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh…

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đề xuất: “Dứt khoát phải cần một cơ chế khuyến khích làm “bệ phóng” để phát triển kinh tế ban đêm. Cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang trông đợi những chính sách đặc thù vềtiếp cận đất đai, về thuế phí, thời gian mở cửa, thời gian hoạt động, loại hình dịch vụ... và các hỗ trợ về đầu tư hạ tầng để nhanh chóng triển khai chuỗi các dịch vụ phục vụ du khách về đêm. Cónhư thế, mới cóthể chớp thời cơ, phục hồi sau dịch Covid-19, tạo thêm nhiều sản phẩm mới về đêm cho điểm đến. Ngoài ra, cần cóchính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, kêu gọi xã hội hoá, đặc biệt là phải cóngười “cầm cái” cho cuộc chơi này”.

Nghiên cứu rất nhiều vềkinh tế đêm, cộng thêm kinh nghiệm mấy chục năm làm du lịch, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng muốn kinh tế ban đêm phát triển cần phải có bộ máy và cơ chế quản lý phù hợp; Quy hoạch cụ thể; Có không gian và thời gian thích hợp. “Phát triển đêm còn khóhơn ngày vì nóliên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là an ninh, trật tự, môi trường, nhu cầu của con người. Khu vực phát triển kinh tế đêm phải được quy hoạch tập trung, thường là khu trung tâm của các đô thịlớn, ở đó có không gian để khách trải nghiệm, tìm hiểu đời sống của người dân địa phương. Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, hay nhất và hiệu quảnhất phải tập trung vào văn hoá ẩm thực, những loại đồ uống có tính chất địa phương. Chúng ta cónền ẩm thực cực kỳ phong phú, trong khi đó, dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tiêu dùng ban đêm. Bên cạnh đó, không thể thiếu yếu tố giải trí. Hiện nay, Việt Nam đang rất lãng phí khi không khai thác được hệ thống di tích văn hoá- lịch sử, hệ thống bảo tàng, nhà hát… Nếu biết làm, kinh tế ban đêm chắc chắn sẽ đem lại những giá trịkhác biệt, lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần ban ngày”, ông Phùng Quang Thắng nói. 

 THUÝ HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top