Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tiến tới Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc: Quyết tâm "giữ lửa" nghệ thuật truyền thống

Thứ Tư 07/06/2023 | 10:16 GMT+7

VHO- Góp mặt trong đoàn đại biểu ngành VHTTDL tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc là một số gương mặt nghệ sĩ nổi bật, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật nước nhà. Qua bảng thành tích và cả quan điểm làm nghề, thì thấy điểm chung lớn nhất ở họ là bám nghề đến cùng, quyết tâm "giữ lửa" nghệ thuật truyền thống.

Với “Bản tình ca trên núi”, NSND Nguyễn Tiến Dũng đã giành gii Đo din xut sắc ti Liên hoan Quc tếSân khu thử nghim ln thứ V

 NSND NGUYỄN TIẾN DŨNG: Nỗ lực nâng tầm nghệ thuật Rối Việt

Đến với Múa rối như sự tiếp nối mạch nguồn từ người cha (NSƯT Hoàng Luận), đạo diễn, NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam đã có nhiều sáng tạo tuyệt vời. Anh chinh phục được Rối bằng những vai diễn xuất sắc giành HCV qua các kỳ hội diễn, như: Vai Tráng sĩ trong vở Chuyện một tráng sĩ; cùng lúc đảm nhận ba vai (Quan thanh tra, Lâm tặc và Thợ săn) trong vở Chuyện trái đất hoặc hai vai (Chú lính chì, Vịt con xấu xí) trong vở Truyện cổ Andersen... Nhưng chỉ đến khi bước sang vai trò đạo diễn, NSND Nguyễn Tiến Dũng mới thực sự bộc lộ trọn vẹn tài năng, những vở diễn anh dàn dựng luôn đứng đầu trong các kỳ đua tài, như: Trăng trẻ thơ, Aladin và cây đèn thần, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nhịp điệu quê hương, Vũ điệu hoa quỳnh

Những sáng tạo của NSND Tiến Dũng đã góp phần nâng nghệ thuật múa rối Việt lên một tầm cao mới, với hàng loạt giải thưởng danh giá như: Giải Hoa dâm bụt, giải Vàng tại Liên hoan Sân khấu Trung Quốc - ASEAN, 2017 cho Tác giả, đạo diễn chương trình Bốn mùa; HCV tại Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ V - Hà Nội 2018 cho Biên kịch, đạo diễn vở Trê Cóc; Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc vở Thân phận nàng Kiều tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV - Hà Nội 2019; Giải A Cuộc thi các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam 2021 cho vở Chung tay đẩy lùi Covid; Giải Đạo diễn xuất sắc với Bản tình ca trên núi tại Liên hoan Quốc tế Sân khấu thửnghiệm lần thứV…

NSND Nguyễn Tiến Dũng đón nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2021 và liên tục giữ danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ từ năm 2015 đến nay. Cùng với đó là nhiều hình thức khen thưởng cao quý: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2015); Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (2015); Bằng khen của Bộ trưởng (2015, 2017, 2019, 2022); Huân chương Lao động hạng Ba (2021)...

Miệt mài sáng tạo và thành công nối tiếp thành công, NSND Nguyễn Tiến Dũng thực sự là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật. Anh tâm huyết: “Nghệ thuật múa rối cũng như các loại hình sân khấu truyền thống, muốn tồn tại, muốn đến với khán giả thì những người làm nghề phải “cựa quậy” để tìm ra những hình thức thể hiện mới, vận dụng và kết hợp thế nào để sân khấu hấp dẫn”.

NSƯT DOÃN BẰNG: Thành công lớn nhất là không giẫm lên bước chân của chính mình

NSƯT Doãn Bằng sinh năm 1969 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Anh là con trai đầu của cặp đôi nổi tiếng: NSND Đỗ Doãn Châu và NSƯT Bích Thu. Họa sĩ Doãn Bằng được thừa hưởng gen “cha truyền, con nối” từ chiếc nôi gia đình và sớm bộc lộ tài năng, cá tính độc lập, giàu bản lĩnh, dấu ấn cá nhân, khẳng định một lối đi riêng, tối kỵ lặp lại chính mình. Là một trong những họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu “đắt hàng” và sung sức nhất hiện nay, anh “tả xung hữu đột” với mọi loại hình sân khấu từ Kịch nói đến Cải lương, Chèo, Ca kịch… Với mỗi loại hình, anh đều tìm cách xử lý hài hòa, thông minh, tạo được những bố cục sân khấu mới lạ, độc đáo, hình tượng làm rõ yếu tố tư tưởng. Đến nay, Doãn Bằng đã thiết kế hơn 200 vở diễn, trong đó có hơn 100 vở theo phong cách ước lệ. Anh bật mí: “Thành công lớn nhất là không giẫm lên bước chân của chính mình. Một vở diễn mà không làm ra được một cái gì mới thì là thất bại”.

Lao động sáng tạo của họa sĩ Doãn Bằng được ghi nhận qua các kỳ hội diễn, liên hoan sân khấu: HCV cho các vở Đất làng (Nhà hát Chèo Thái Bình, 2011), Mê cung (Nhà hát Cải lương Việt Nam, 2012), Mùa hạ cay đắng (Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, 2012), Chuyến tàu tc hành trong đêm (Nhà hát Kịch Quân đội, 2014), Gió mùa (Nhà hát Cải lương Việt Nam, 2014), Tai biến (Nhà hát Kịch Việt Nam, 2015); 2 năm liên tiếp 2013-2014, họa sĩ Doãn Bằng được vinh danh Giải “Họa sĩ thiết kế xuất sắc” của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội diễn Nghệ thuật toàn quân; Giải thưởng Họa sĩ xuất sắc cho vở diễn Người tt nhà s5 tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020; Giải thưởng Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất năm 2020 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho Đêm trắng của Nhà hát Kịch Việt Nam. Anh cũng là người đảm nhận toàn bộ thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu cho các chương trình nghệ thuật phục vụ chính trị và cuộc thi, liên hoan do Bộ VHTTDL tổ chức.

Vở diễn "Điều còn lại - Nhà hát Kịch Việt Nam  - HCV Cuộc thi Kịch toàn quốc 2021 do hoạ sĩ, NSƯT Doãn Bằng thiết kế

Với những cống hiến lặng thầm nhưng đầy trách nhiệm cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật nước nhà, họa sĩ Doãn Bằng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT đợt 8 (1.2016) và có tên trong danh sách hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSND đợt 10 sắp tới.

NSƯT LÊ TUẤN CƯỜNG: Mang lại làn gió mới cho sân khấu Chèo

Những năm qua, TS.NSƯT Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Việt Nam để lại ấn tượng trong lòng giới mộ điệu với hai vai trò: Diễn viên và đạo diễn. Với lối diễn tự nhiên, biểu đạt được ngôn ngữ đặc thù của sân khấu Chèo cùng sự sáng tạo trong từng vai diễn, anh đã ghi dấu ấn với các vai Trần Phương trong Súy Vân giả dại, Lý trưởng trong Quan Âm Thị Kính... Ở vai trò đạo diễn, NSƯT Tuấn Cường cũng có những tìm tòi, sáng tạo để đưa Chèo đến gần hơn với khán giả. Chỉ tính riêng ở Liên hoan Chèo toàn quốc 2022, với tư cách đạo diễn, anh đã mang về HCV cho vở diễn Nguyễn Đình Nghị (Nhà hát Chèo Hưng Yên), 2 HCB cho vở Thần tướng Yết Kiêu (Nhà hát Chèo Hải Dương) và Lưu Xá, một thời hoa lửa (Nhà hát nghệ thuật Thái Nguyên).

Vị Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam đang ở tuổi U50, độ chín của đời người và cả độ chín của nghề. Anh còn tích cực tham gia vào các dự án đưa nghệ thuật chèo đến với người trẻ. Theo anh, nghệ thuật truyền thống vô cùng quý giá, nhưng muốn có thêm nhiều khán giả thì cần thổi vào đó hơi thở của thời đại. “Không phải bỗng nhiên Chèo có sự tồn tại vững bền và sâu rộng đối với dân tộc ta. Với chức năng là một môn nghệ thuật, nó luôn cần sự sáng tạo. Chính vì vậy, người làm Chèo phải trau dồi, học hỏi, bồi dưỡng cho mình kiến thức về đạo đức học, logic học, mỹ học… để hiểu thấu đáo những gì cha ông truyền lại và trên nền tảng đó sáng tạo cho phù hợp với thời đại”, NSƯT Tuấn Cường chia sẻ.

NS THÙY DUNG: Cháy hết mình với các hình tượng nhân vật trên sân khấu

Sinh năm 1985, dù tuổi còn trẻ nhưng bảng thành tích của Bùi Thùy Dung (Nhà hát Cải lương Việt Nam) thực sự rất đáng nể: HCV Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2014 với trích đoạn Cung phi Điểm Bích; HCV Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2014 với vai Dì Việt trong Hà Nội gió mùa; HCV Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc 2015 với vai Hạ Kiều trong Vua Thánh Triều Lê; HCV Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc 2018 với vai Công chúa Mỵ Châu; Giải Diễn viên Cải lương xuất sắc trong vai thiếu úy Thủy trong vở Bão ngầm do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng năm 2021; Cúp Vinh danh Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2020; Cúp Vinh danh những nghệ sĩ tiêu biểu đoạt giải Vàng năm 2018-2019; Bằng khen của Đoàn khối Trung ương vì thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2018.

Sở hữu nhan sắc xinh đẹp, giọng ca hay, Thùy Dung còn được ghi nhận bởi phong cách diễn Cải lương hiện đại, tươi mới qua từng vai diễn đầy ấn tượng. Cô tâm sự: “Tôi rất hạnh phúc và xúc động khi được cùng các anh chị nghệ sĩ tên tuổi tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc. Đứng trước cơ chế thị trường và bùng nổ thông tin rất lớn như hiện nay, nghệ sĩ vẫn bám nghề bởi lòng yêu nghệ thuật và quyết tâm “giữ lửa”. Để đội ngũ văn nghệ sĩ toàn tâm toàn ý, dốc trọn đam mê cho những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, cống hiến cho xã hội, không bị gánh nặng cơm áo gạo tiền chi phối, Nhà nước cần xây dựng, ban hành thêm những chế độ, chính sách đặc thù để tạo động lực cho sân khấu truyền thống phát triển”. 

 HIỀN LƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top