Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Để kinh tế ban đêm là cơ hội lớn của ngành Du lịch (bài 3): Những thành phố không ngủ

Thứ Sáu 18/09/2020 | 11:04 GMT+7

VHO- “Ăn chơi” về đêm không phải là hành trình bóng tối mà thế giới của ánh sáng lung linh, đầy sức cuốn hút, cả về văn hoá và kinh tế. Kinh tế ban đêm ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

 Những thành phố không ngủ trên thế giới

 Cần có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể

Ở Anh, kinh tế ban đêm tạo ra 66 tỉ bảng Anh (tương đương 80 tỉ USD) doanh thu hằng năm, là ngành kinh tế đứng thứ 5 của Vương quốc này. Trong khi đó, “thành phố không ngủ” New York (Mỹ) kinh tế ban đêm cũng đóng góp hơn 10 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế của toàn thành phố. Australia cũng là một đất nước mà kinh tế ban đêm đóng vai trò rất lớn. Mỗi năm thu được 102 tỉ AUD (tương đương 70 tỉ USD), tăng 5%/năm. Chỉ tính riêng thành phố Sydney, mỗi năm ước tính thu được 27,2 tỉ USD từ kinh tế ban đêm. Ở châu Á, Nhật Bản quy mô thị trường kinh tế ban đêm khá lớn, ước tính thu 400 tỉ yên (tương đương 3,7 tỉ USD) năm 2020.

Kinh tế ban đêm thực sự được coi là mỏ vàng mà rất nhiều thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới đều quan tâm phát triển. Khoảng 20% khách du lịch tới Anh có hoạt động giải trí về đêm, hơn 150.000 người tham gia hoạt động giải trí về đêm vào mỗi cuối tuần; 35% khách du lịch đến Berlin (Đức) để tìm kiếm các hoạt động giải trí về đêm; New York có hơn 26.000 nhà hàng ăn uống, phục vụ nền kinh tế ban đêm… Pattaya (Thái Lan), New York, Macau (Trung Quốc), London (Anh)… là những thành phố nằm trong top 10 thành phố thu hút nhiều du khách nhất, đặc biệt nổi tiếng với phố ẩm thực, shopping, giải trí hoạt động thâu đêm.

Kinh tế ban đêm tạo việc làm, thu nhập quan trọng cho cá nhân, nguồn ngân sách địa phương và cũng là cơ hội để sử dụng thời gian thông minh hơn ngoài việc để nuôi sống và đảm bảo chỗ sống cho cư dân đô thị. Quan trọng nhất là những “thành phố không ngủ” đã thúc đẩy mạnh mẽ du lịch địa phương, làm đa dạng hoá hoạt động giải trí và thương mại, hồi sinh các khu vực đô thị vốn vắng vẻ vào đêm. Sử dụng thời gian muộn, một cách thông minh là cách thức thúc đẩy phát triển thành phố sáng tạo với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lao động trí tuệ sáng tạo và hưởng thụ cuộc sống về đêm. Từ đó tạo ra nền kinh tế hoạt động liền mạch 24h, thúc đẩy kinh tế ban ngày, xây dựng thương hiệu địa phương, thị hiếu vùng đa dạng trên 2 lĩnh vực văn hoá và các sản phẩm tiêu dùng địa phương. Các đô thị mới thân thiện, hoạt động phong phú, tràn đầy ánh sáng, an toàn, thị trường bất động sản sôi động sẽ tạo sức hút khó cưỡng với du khách.

Theo khảo sát của Mastercard, thủ đô Bangkok (Thái Lan) hiện đang đứng số 1 trong top 20 thành phố hấp dẫn du khách nhất thế giới. Đây cũng là thành phố đứng thứ 3 trên thế giới về thu hút chi tiêu bình quân của du khách. Bangkok “không bao giờ ngủ”, thành phố luôn luôn sáng đèn, các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra suốt đêm. 1 khách du lịch của Bangkok có thời gian lưu trú trung bình 4,7 đêm và chi tiêu mỗi ngày khoảng 173 USD.

Chính vì những lợi ích to lớn của kinh tế ban đêm, chính quyền thành phố Sydney đã xây dựng hẳn một chiến lược và kế hoạch hành động phát triển kinh tế ban đêm đến năm 2030 với mục tiêu biến Sydney thành một thành phố toàn cầu về đêm và thành lập Uỷ ban kinh tế ban đêm. Anh cũng lập Hội đồng phát triển kinh tế ban đêm và gọi là “nữ hoàng ban đêm” để quản trị, phát triển cả hệ thống. Nhật Bản đề xuất tiếp tục nhắm vào các sự kiện từ 20h đêm đến 3h sáng, giải quyết bài toán cơ sở hạ tầng giao thông và các quy định liên quan đến thời gian, điều kiện làm việc để phát triển kinh tế ban đêm. Trong khi đó, New York khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi làm việc muộn hơn vào ban đêm; Tối ưu hóa các dịch vụ giao thông công cộng; Tăng cường quảng bá các nhà hàng, quán bar hoạt động về đêm và ủng hộ việc kéo dài thời gian kinh doanh. Các con phố, chợ đêm, cửa hàng tiện lợi mở 24/7 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) còn được nhận hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ban đêm.

Xây dựng mô hình phù hợp cho mỗi địa phương

Theo nhiều nghiên cứu về kinh tế thì chi tiêu ban ngày chiếm 30%, ban đêm là 70%. Với thực trạng kinh tế ban đêm như hiện nay, gần như chúng ta đang đánh mất 70% doanh thu. Ở các nước họ kiếm 100 USD Mỹ của 1 khách rất đơn giản, rất dễ. Còn ta, cả một ngày cũng chỉ thu được của khách chưa đến 100 USD. Không chỉ khách du lịch, người dân cũng có nhu cầu rất lớn về trải nghiệm cuộc sống về đêm nhưng gần như chưa được đáp ứng. Các chuyên gia cho rằng đang có 2 xu hướng, một là quy hoạch các khu phát triển kinh tế ban đêm ở trung tâm, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, càng nhiều càng tốt, đem lại nguồn thu cho họ, tạo không gian cho khách trải nghiệm dịch vụ và đời sống của địa phương. Hai là tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh tế ban đêm riêng biệt với đầy đủ các dịch vụ về ẩm thực, giải trí, hưởng thụ văn hoá, nghỉ dưỡng… với sự dẫn dắt của các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược. Quần thể Genting Highland Theme Park của Malaysia là một ví dụ cho xu hướng này với một khu phức hợp vui chơi giải trí đầy đủ dịch vụ từ sòng bài, show biểu diễn nghệ thuật, khu mua sắm, ăn uống, lưu trú… đem lại vô số lợi nhuận cho cao nguyên đất khô cằn. Theo hướng nào thì cũng sẽ mang lại lợi ích cho các chủ thể: Người dân, du khách, doanh nghiệp và nhà nước.

TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học (Trường ĐH KHXHNV), người đã nghiên cứu rất sâu về kinh tế ban đêm, trải nghiệm không gian đêm ở nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng: “Câu chuyện về phát triển kinh tế ban đêm dù rất mới với Việt Nam nhưng nó không phải là chuyện để nói cho vui. Phải kế hoạch dài hơi, bài bản và chiến lược phát triển theo hướng bền vững mới đủ sức cạnh tranh mang tầm chiến lược với các thành phố khác trên thế giới. Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương để có những mô hình phát triển cho phù hợp”.

Thành phố văn minh nào trên thế giới cũng tập trung phát triển nền kinh tế ban đêm với đô thị dưới lòng đất, khi đó đô thị trên mặt đất được giảm áp lực rất nhiều, đặc biệt về giao thông. Kinh tế ban đêm là chỗ xây lên cả thành phố thông minh, chi tiêu không mặc cả, khác hẳn với ý nghĩ ban đêm gắn với tội phạm, mờ ám trước đây. Ban đêm, đô thị dường như trở nên thân thiện hơn nếu có những cách tiếp cận văn hoá, pháp luật trên nền tảng bản sắc của con người, miền đất. Từ bài học của các nước trên thế giới, có thể thấy muốn phát triển kinh tế ban đêm phải xây dựng một chương trình hành động tổng thể, có lộ trình chứ không phải làm đến đâu hay đến đấy. Đồng thời, phải có khu pháp lý để đảm bảo cho người dân, khách du lịch, doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế này. 

THUÝ HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top