Phân loại, hiển thị mức phân loại phim và cảnh báo: Cây gậy pháp lý "siết" phim mạng hữu hiệu

VHO- Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành khẳng định, Thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo là hành lang pháp lý quan trọng để từ đó, các cơ sở điện ảnh phân loại độ tuổi người xem, hạn chế tác động tiêu cực từ những nội dung không phù hợp với trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương khác… Đây cũng sẽ là “cây gậy” pháp lý quan trọng giúp các nhà quản lý điện ảnh siết chặt quản lý phim trên không gian mạng.

Phân loại, hiển thị mức phân loại phim và cảnh báo: Cây gậy pháp lý

Thông tư được ban hành là hành lang pháp lý quan trọng, cụ thể hóa và đưa các quy định của Luật Điện ảnh 2022 vào cuộc sống

 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo vừa được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành, không chỉ quy định dán nhãn với phim chiếu rạp mà còn yêu cầu hiển thị cảnh báo đối với phim truyền hình, phim chiếu mạng.

7 tiêu chí phân loại phim

Thông tư gồm 6 điều, áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phổ biến phim. Mức phân loại phim được xếp từ thấp đến cao gồm: Loại P (phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi); Loại K (phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ); Loại T13 (13+: phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên); Loại T16 (16+: phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên); Loại T18 (18+: phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên); Loại C (phim không được phép phổ biến).

7 tiêu chí phân loại phim gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Từng tiêu chí cũng chia ra các hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn, tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung và mục đích, tính chất, cách xử lýtình huống được miêu tả, như: Tính thực tếcủa các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụnữ trong các cảnh bạo lực, cảnh ngược đãi động vật; cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực; bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thúvới bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước; hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu; miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân…

Tiêu chívềkinh dị cũng được xác định dựa trên mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụthể: Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem; mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục; sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị…

Thông tư quy định phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quátrình phổbiến, trừ phim phân loại P. Việc hiển thị phải bảo đảm cung cấp thông tin vềmức phân loại phim và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin. Đối với phim được phổbiến trong rạp chiếu phim, tại trụsở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoánước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổbiến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác, cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vétrực tuyến, quầy vétrực tiếp và các hình thức phùhợp khác.

“Siết” quản lý phim trên không gian mạng

Bên cạnh yêu cầu dán nhãn với phim chiếu rạp, Thông tư yêu cầu cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại đối với phim được phổbiến trên truyền hình và không gian mạng. Vị trí hiển thị rõ ràng, nổi bật để người nghe, người xem đưa ra quyết định có nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụhay không. Mức phân loại phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụhoặc các biểu tượng khác.

Về nguyên tắc thực hiện cảnh báo, việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quátrình phổbiến phim; được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp. Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoá nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác, hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.

Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng, yêu cầu hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 3 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim; hiển thị tối đa 3 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, Thông tư được ban hành kèm theo Tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi là sự cụ thể hóa và đưa các quy định của Luật Điện ảnh 2022 vào cuộc sống; đáp ứng nhu cầu thưởng thức điện ảnh của công chúng; đồng thời tăng cường quản lý, kiểm soát những tác động của tác phẩm điện ảnh với khán giả theo từng lứa tuổi. Việc xây dựng Thông tư còn đưa ra định hướng, sáng tạo phù hợp với các đối tượng khán giả trong quá trình sản xuất phim của các nghệ sĩ điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tác và sản xuất phim tại Việt Nam.

Cũng theo ông Vi Kiến Thành, trên thế giới, việc phân loại phim đã có từ nhiều thập kỷ, nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống phân loại phim phù hợp thay thế cho chế độ kiểm duyệt trước đây. Với những quy định mới tại Luật Điện ảnh năm 2022 về nội dung kiểm tra, xử lý việc phân loại, phổ biến phim trên không gian mạng, Thông tư này là hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện quản lý nội dung này.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.5. 

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các nền điện ảnh hàng đầu thế giới cho thấy việc xây dựng và ban hành Thông tư kèm theo tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi ở Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển của điện ảnh thế giới và khu vực; đồng thời phù hợp xu thế mở rộng hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế của Việt Nam nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng…

(Cục trưởng Cục Điện ảnh VI KIẾN THÀNH)

PHƯƠNG ANH

Ý kiến bạn đọc