Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới

VHO- Làng Bàu Trúc thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, có tuổi đời hàng trăm năm, được xem là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đến nay còn bảo lưu khá tốt kỹ thuật làm gốm hoàn toàn thủ công. Ngày 29.11.2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Người Chăm làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống được các gia đình, nghệ nhân duy trì qua nhiều đời theo chế độ mẫu hệ “mẹ truyền - con nối”. Nơi đây được xem như một bảo tàng gốm truyền thống của người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Dù trải qua bao thăng trầm theo tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng đầy tính nghệ thuật của vùng gốm cổ. Từ bàn tay khéo léo và kỹ thuật truyền thống người dân nơi đây đã thổi hồn cho đất thành những sản phẩn, vật dụng có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.

Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới - Anh 1

Ngày 29.11.2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO)  đưa vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nghề làm gốm là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Chăm. Nghề gốm hiện nổi tiếng nhất là làng Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới - Anh 2

Dùng vải thấm nước để chà láng tạo sự bóng đẹp cho sản phẩm

[EasyDNNGallery|142943|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Từ bàn tay khéo léo, kỹ thuật truyền thống người thợ đã thổi hồn cho đất thành những sản phẩn, vật dụng có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm

[EasyDNNGallery|142944|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Gốm của người Chăm không dùng bàn xoay mà làm trên bàn kê,  người làm gốm đi quanh và đi giật lùi quanh sản phẩm để tạo tác

[EasyDNNGallery|142945|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Nghệ nhân Nại Tịnh đang "thổi hồn" cho đất thành  sản phẩm nghệ thuật độc đáo

[EasyDNNGallery|142947|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Em Đàng Tuất Khang, 19 tuổi say sưa hoàn thiện tác phẩm gốm nghệ thuật  Vũ nữ Apsara cùng sự hướng dẫn của nghệ nhân

[EasyDNNGallery|142948|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Nét độc đáo của gốm Chăm là không nung trong lò mà nung lộ thiên, bằng củi, rơm, trấu… chính vì thế đã tạo ra những mảng màu khác nhau trên sản phẩm rất độc đáo, lạ mắt

[EasyDNNGallery|145080|Width|650|Height|550|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Cụ Trương Thị Gạch, 80 tuổi, hướng dẫn kỹ thuật làm gốm cho khách tham quan

TRẦN HUẤN

Ý kiến bạn đọc